[ad_1]
Thông tin tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lai Châu Lương Chiến Công cho biết, Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TPHCM sẽ diễn ra từ ngày 2 – 4.12 với chủ đề “Về những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Ông Tống Thanh Hải, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại buổi họp báo |
Ngay sau Lễ khai mạc tại đường Lê Lợi (Q.1) với sự tham gia trên 100 diễn viên, nghệ nhân người dân tộc Thái, Mông, Hà Nhì, Lào, Lự…, người dân thành phố và du khách sẽ được thưởng thức Lễ hội đường phố, với sự tham gia trên 100 nghệ nhân, diễn viên quần chúng. Trong đó, dân tộc Thái trong trang phục “sửa luông” với cây đàn tính hòa cùng nhịp của trống, chiêng; dân tộc Hà Nhì trong điệu Xòe không ngủ, kết hợp với trống, chiêng và các làn điệu dân ca; điệu Leo bo – dân tộc Lào; vũ điệu Khèn, điệu múa Sênh tiền – dân tộc Mông…
Du khách sẽ được thưởng thức, trải nghiệm bức tranh văn hóa Lai Châu rực rỡ sắc màu giữa thành phố mang tên Bác.
Cùng với đó, Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP.HCM sẽ diễn ra hoạt động trình diễn Khèn dân tộc Mông; hát Then – đàn Tính, múa Xòe, múa sạp dân tộc Thái. Hát Then, nghệ thuật múa Xòe dân tộc Thái đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đến với chương trình, du khách cũng sẽ được trải nghiệm các hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống (kỹ thuật tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong dân tộc Mông; chế tác và sử dụng đàn tính dân tộc Thái…); tục nhuộm răng đen dân tộc Lự; văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian (ném pao, tó má lẹ, én cáy…); ẩm thực và sản phẩm OCOP (mỗi xã/phường) một sản phẩm) đặc trưng…
n
Ông Tống Thanh Hải, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lai Châu đánh giá Lai Châu có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với hệ thống 27 di tích lịch sử văn hóa và danh lam, thắng cảnh, di tích được xếp hạng tạo ra các điểm du lịch rất có tiềm năng. Hiện nay, Lai Châu đang phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn để xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, có giá trị trên cơ sở các yếu tố tự nhiên, văn hóa, xã hội tạo sự hấp dẫn khách du lịch.
“Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Lai Châu hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện và xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, sẵn sàng đón nhận, khai thác các cơ hội mới” – ông Hải nói.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM nhận định, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng. Để du lịch phát triển, tất yếu phải liên kết, không chỉ giữa các ngành, mà còn phải liên kết giữa các địa phương, các vùng miền với nhau. Thực tế cho thấy liên kết không chỉ tăng cường lợi thế so sánh các địa phương, vùng miền để hình thành sản phẩm du lịch mà còn hỗ trợ doanh nghiệp du lịch các địa phương liên thông tour tuyến, đặc biệt đã phát huy hiệu quả cao trong quá trình mở cửa lại của du lịch Việt Nam sau thời gian giãn cách vì Covid-19.
Sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, việc liên kết giữa doanh nghiệp du lịch Gia Lai và TP.HCM đã có sự gắn kết hơn, tạo nên các chương trình du lịch mới, hấp dẫn, đặc trưng, góp phần quảng bá điểm đến của 2 địa phương.
“Trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa vai trò kết nối các doanh nghiệp du lịch của Hiệp hội Du lịch TP.HCM và Hiệp hội Du lịch tỉnh Gia Lai trong công tác xây dựng các chương trình kích cầu du lịch, xây dựng và phát triển những sản phẩm mới, những chương trình du lịch mới chưa thực sự nổi bật để mang đến hiệu quả thiết thực” – ông Lê Trương Hiền Hòa đề xuất.
[ad_2]
Source link