[ad_1]
Chia sẻ nhiều hơn để thấu hiểu
Nội dung đề thi:
a. Trong bộ phim Reply 1988, sau những ứng xử thiếu tinh tế đối với cô con gái tên là Duk Sun, người bố giãi bày: “Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố”.
b. Trong bài viết “Nếu ba mẹ lỡ không may đi xa lạc mình, hãy chỉ đường, hướng dẫn, kéo tay ba mẹ với nhé!” của nhà báo Trần Thu Hà chia sẻ: “Mẹ tuy nhiều tuổi hơn nhưng về việc làm mẹ, mẹ cũng chỉ bằng tuổi con. Còn lúng túng, mẹ cũng lúng túng; con sai lầm mẹ cũng sai lầm. Còn thất vọng về mẹ có khi còn ít hơn mẹ thích vọng về chính mình nữa”.
Từ những lời tâm sự trên, em hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề: sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ.
Đề thi sau đó nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội với không ít lời khen, nhiều người cho biết rất xúc động khi đọc đề thi.
Từ góc độ là một người con, Trâm Anh, học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh) cho biết việc thấu hiểu một ai đó không phải là chuyện dễ, và để thấu hiểu cần sự chia sẻ của cả hai bên.
Như bản thân Trâm Anh, cuộc sống yên bình bên cha mẹ, mối quan hệ giữa hai bên cũng rất tốt nhưng Trâm Anh không tự tin rằng mình hiểu hết được cha mẹ mình.
“Mẹ có thể ngồi cả giờ đồng hồ để hỏi han, nghe em kể chuyện trường lớp, học hành nhưng không phải khi nào mẹ cũng sẵn sàng nói về những khó khăn, áp lực mẹ gặp phải. Em biết rằng cha mẹ sẽ vất vả hơn rất nhiều khi phải làm “người lớn”, gánh vác mọi việc trong gia đình và lo cho con cái nhưng có thể vì bọn em còn ở tuổi ăn, tuổi chơi nên chưa thật sự đồng cảm, thấu hiểu hết được cha mẹ mình”, nữ sinh chia sẻ.
n
Trâm Anh cũng cho rằng từ nhỏ cha mẹ đã gần gũi với con cái nên cô không ngại tâm sự bất kỳ chuyện gì nhưng cũng có những chuyện khó mở lời, sau này khi lớn hơn và có bạn thân, thỉnh thoảng có những chuyện riêng ở lớp cô chỉ tâm sự với bạn. Do đó, sự thấu hiểu theo Trâm Anh khó có ai hiểu hết được một người nhưng việc chia sẻ, tin tưởng sẽ giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái bền chặt hơn.
Cơ hội để các em nói ra suy nghĩ của mình
Là người trực tiếp ra đề thi, ông Lê Văn Hiệp, chuyên viên phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết trước khi ra đề thi ông đã tham khảo, đọc rất nhiều câu chuyện từ thực tế.
Về việc ra đề thi, theo ông tùy kỳ thi, và đối tượng học sinh khác nhau nên người ra đề sẽ có những đề thi phù hợp với các em. Qua cuộc thi này, ông mong muốn học sinh tham gia, chia sẻ ý kiến về những vấn đề thực trong đời sống mà các em có khả năng giải quyết được. “Chúng ta sẽ biết được suy nghĩ bên trong của học sinh và góp phần định hướng các em”, ông Hiệp chia sẻ.
Bên cạnh đó, đề thi dẫn chứng những câu chuyện thực tế của những người làm cha, làm mẹ. Họ cũng có những lúc thiếu tinh tế, những lúc phạm sai lầm… Ngược lại, ở vị trí làm con cũng nhiều học sinh còn dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ, thậm chí đua đòi theo những xu hướng bên ngoài, vô cảm với người thân. Từ những câu chuyện này, ông đặt ra vấn đề về sự thấu hiểu. Và với học sinh lớp 9, các em hoàn toàn có khả năng làm được đề thi này.
Sự thấu hiểu giữa con cái – cha mẹ là một vấn đề đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. “Mình làm giáo dục là mình không né tránh thực tế mà đối mặt với nó. Với đề thi này chúng tôi cũng mong muốn chạm đến được cảm xúc của học sinh, cũng là cơ hội để các em bàn luận nói ra những suy nghĩ của mình”, ông Hiệp nói.
Chia sẻ về luồng ý kiến tại sao không đặt vấn đề sự thấu hiểu hai chiều con cái với cha mẹ và ngược lại trong đề thi, ông Hiệp cho biết đây là đề thi dành cho học sinh giỏi văn, lại là câu hỏi của dạng bài bình luận nên ý còn lại “sự thấu hiểu của cha mẹ với con cái” như một yêu cầu “ngầm” trong đề thi. Ở phần luận trong bài làm, học sinh sẽ nói về vế còn lại, đây là yêu cầu tối thiểu của một bài bình luận.
Ngoài ra, đề thi nhắc đến những ông bố, bà mẹ cũng sẽ có những lúc sai lầm, sự thấu hiểu, cảm thông của con cái như một bàn tay níu kéo họ, giúp họ dần hoàn thiện mình hơn trong vai trò làm cha mẹ.
Với đề thi này, theo ông Hiệp, hiện tổ chuyên môn đã bắt đầu chấm điểm, trong đó có rất nhiều bài làm rất cảm xúc và học sinh chia sẻ nhiều câu chuyện thực tế xúc động. “Nhiều em vì sức hấp dẫn của câu hỏi này mà mải miết làm, “quên” mất câu hỏi còn lại trong đề thi”, ông Hiệp vui vẻ chia sẻ.
[ad_2]
Source link