[ad_1]
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT |
Sáng mai (7.7), hơn một triệu thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước giờ G, không ít thí sinh có tâm lý khá căng thẳng, hồi hộp nhất là môn thi đầu tiên, môn ngữ văn. Với thời lượng 120 phút, môn ngữ văn có thời gian làm bài dài nhất trong 9 môn thi tốt nghiệp THPT. Đây cũng là môn duy nhất thí sinh làm bài tự luận.
Đừng để mất điểm sáng tạo
Hướng dẫn thí sinh những kỹ năng làm bài cần thiết, thạc sĩ Trần Nhật Phi Phi, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS-THPT Trần Cao Vân (TP.HCM), lưu ý, trước hết, thí sinh cần đọc kỹ đề, phân tích câu hỏi, phân bố thời gian hợp lý cho từng phần.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn ngữ văn có 3 phần: phần đọc hiểu văn bản, phần viết đoạn nghị luận xã hội và phần nghị luận văn học. “Với các câu đọc hiểu văn bản, thí sinh nên chú ý ở 2 câu đầu vì Bộ GD-ĐT thường sử dụng câu hỏi nhận biết. Còn 2 câu sau là dạng thông hiểu và vận dụng cao. Các em nên gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, nội dung hỏi như thế nào, vấn đề gì rồi dựa vào ngữ liệu đọc hiểu để trả lời, không viết lan man, dài dòng”, cô Phi cho hay.
Đối với câu viết đoạn nghị luận xã hội, theo thạc sĩ Phi, các dạng đề như viết đoạn văn khoảng 200 chữ, nêu suy nghĩ về sự cần thiết, ý nghĩa, cần làm gì, tác hại… thí sinh cần tập trung vào cách triển khai đoạn theo nội dung, yêu cầu của đề bài. Tránh viết thành cấu trúc một bài văn nghị luận vì yêu cầu đề chỉ hỏi có một ý mà các em lại viết thành bài. Thí sinh nên chú ý điểm cấu trúc một đoạn văn: 0,25 điểm; giải thích vấn đề 0,25 điểm; triển khai 0,5 điểm; có dẫn chứng, bài học rút ra 0,25 điểm; chính tả, ngữ pháp 0,25 điểm”.
Thêm vào đó, giáo viên này lưu ý thí sinh thường bị mất 0,25 điểm sáng tạo. Vì vậy thí sinh nên mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trong quá trình viết đoạn, xen vài câu danh ngôn, châm ngôn sống, dẫn chứng tiêu biểu, có quan điểm riêng, rõ ràng thuyết phục để không bị lỡ mất số điểm này.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT kiểm tra điểm chấm thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM |
n
Những dẫn chứng liên hệ
Ở câu nghị luận văn học, phần tác giả, tác phẩm chiếm 0,5 điểm; nội dung chủ đề tư tưởng, nghệ thuật thường nằm ở kết quả cần đạt và ghi nhớ, phần nhận xét chiếm khoảng 1 điểm; phần giới thiệu vấn đề nghị luận là nội dung chính của đoạn trích, yêu cầu đề bài 0,5 điểm. Do đó, thí sinh cần học thuộc những kiến thức cơ bản về tác phẩm.
Theo cô Phi, thí sinh thường mất điểm phần này vì phần mở bài các em hay giới thiệu chung chung, chưa xác định đúng vấn đề nghị luận. “Còn phần sáng tạo có 2 ý, các em cố gắng học thuộc vài câu về kiến thức lý luận văn học để nhận xét, mở rộng ý để được 0,25 điểm và đưa ra một vài dẫn chứng liên hệ lấy từ tác phẩm khác có nội dung phù hợp với yêu cầu đề bài và văn bản”, cô lưu ý.
Cụ thể, thạc sĩ Phi gợi ý có dùng câu “nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” của nhà văn Aitmatov (Ai-ma-tôp) để áp dụng cho các tác phẩm như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương Ba da hàng thịt… Cũng theo cô Phi, thí sinh có thể sử dụng câu nhận định “nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” của nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà đối với tất cả tác phẩm thơ, văn xuôi.
Về phần dẫn chứng, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS-THPT Trần Cao Vân đưa ra ví dụ để thí sinh có thể liên hệ đưa vào trong bài thi tốt nghiệp THPT.
“Chẳng hạn, trong đoạn trích Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, thí sinh có thể liên hệ bài thơ Quê hương Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, Đất Nước của nhà thơ Tạ Hữu Yên. Còn đối với hai tác phẩm ký về sông Đà, sông Hương, thí sinh có thể liên hệ qua lại với nhau”, cô Phi lưu ý.
[ad_2]
Source link