Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Văn hóa cưới hỏi của người miền Tây được khai thác một cách độc đáo để tạo nên những bộ trang phục với hiệu ứng trình diễn bùng nổ tại đêm thi Trang phục Văn hóa Dân tộc (National Costume) của cuộc thi Miss Grand Vietnam 2022 (Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022) cuối tuần rồi tại nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM.

Thiết kế “Của hồi môn” của Huỳnh Huấn khi còn trên bản vẽ

Của hồi môn

Nhà thiết kế Huỳnh Huấn (28 tuổi, quê quán Cà Mau) chủ nhân của bộ trang phục “Của hồi môn” lấy ý tưởng từ việc chuyển giao tài sản của cha, mẹ làm quà tặng cho con gái trong ngày trọng đại. Là một người con của mảnh đất Cà Mau nên hình ảnh đám cưới đã gắn liền và ăn sâu trong tâm trí nhà thiết kế này từ khi còn bé. Trong quá trình theo đuổi nghề thiết kế thời trang đã có thời gian Huấn nghĩ về việc phải thực hiện một bộ trang phục lấy ý tưởng từ đám cưới nhưng chưa có cơ hội.

Đám cưới miền Tây trở thành nguồn cảm hứng thiết kế trang phục cho người trẻ - ảnh 2
Thiết kế lấy ý tưởng từ cô dâu miền Tây đã xuất hiện lộng lẫy tại đêm trình diễn trang phục văn hóa dân tộc tại Miss Grand Vietnam 2022

Đến khi cuộc thi thiết kế Trang phục Văn hóa Dân tộc tại Miss Grand Vietnam 2022 khởi động chàng trai này đã nhanh chóng thực hiện bản vẽ chỉ trong vòng 3 giờ. Nhà thiết kế trẻ cho biết anh gặp khó khăn vì thời gian thực hiện trang phục khá gấp rút chỉ vỏn vẹn 1 tháng để kịp cho thí sinh trình diễn. Ngoài ra, mỗi bộ trang phục chỉ có kinh phí 5 triệu đồng nên phải biết cân đối trong việc mua nguyên phụ liệu. Tuy đã tính toán khá kỹ càng nhưng phải thực hiện đến hai bộ trang phục (bộ còn lại là Bạch Đằng Giang) nên anh Huấn phải bù số tiền gấp 3 lần ban tổ chức hỗ trợ.

“Của hồi môn được làm từ các chất liệu như khung bằng kẽm, các loại simili màu vàng, giấy eva, xốp…được cắt tỉa tạo hình một cách tỉ mỉ sau đó xử lý màu sơn. Trang phục còn được đính các loại đá, nhũ vàng để tạo ra sự lấp lánh. Phần áo dài được may và đính kết tỉ mỉ theo đúng dáng áo dài cô dâu truyền thống”, Huỳnh Huấn chia sẻ.

Bộ trang phục của Huỳnh Huấn nổi bật với chiếc áo dài đỏ truyền thống của cô dâu trong ngày cưới, phía sau là phần khung tròn được đính kết, treo rất nhiều vàng-một loại trang sức phổ biến thể hiện sự giàu có, thịnh vượng: “Bộ trang phục mang ý nghĩa tốt lành, hạnh phúc, thu hút tài lộc và sự sung túc. Người Việt nói chung mà đặc biệt là người miền Tây luôn mong muốn sự giàu sang, phú quý, dân giàu nước mạnh”, nhà thiết kế chia sẻ.

Ngày xuân vui cưới

Là một người học về chuyên ngành quản trị khách sạn nên Nguyễn Đức Lương (sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM) chưa có kinh nghiệm thiết kế thời trang trước đó. Nhưng bằng sự đam mê của mình, chàng trai này đã mang đến bộ trang phục “Ngày xuân vui cưới” làm bùng nổ hiệu ứng khán giả trong đêm trình diễn trang phục Văn hóa Dân tộc.

Đám cưới miền Tây trở thành nguồn cảm hứng thiết kế trang phục cho người trẻ - ảnh 3
Bản vẽ của “Ngày xuân vui cưới” của Nguyễn Đức Lương

n

Trong vào chọn đội của chương trình truyền hình thực tế, ban đầu bộ trang phục của Đức Lương đã bị loại khỏi cuộc thi. Tuy nhiên, nhận thấy yếu tố độc lạ, các nhà thiết kế đã họp bàn với nhau để giữ mẫu thiết kế này lại và Lương đã được chọn về đội Vũ Việt Hà. Mất gần 1 tháng để hoàn thành bộ trang phục và sử dụng vỏn vẹn 5 triệu do ban tổ chức cung cấp, Đức Lương cho biết hoàn toàn tận hưởng khoảng thời gian tưởng chừng như vất vả khi làm ra trang phục.

Đám cưới miền Tây trở thành nguồn cảm hứng thiết kế trang phục cho người trẻ - ảnh 4
Đám cưới miền Tây trở thành nguồn cảm hứng thiết kế trang phục cho người trẻ - ảnh 5
Đám cưới miền Tây trở thành nguồn cảm hứng thiết kế trang phục cho người trẻ - ảnh 6
Màn trình diễn đầy bất ngờ của “Ngày xuân vui cưới” đã khiến cả khán phòng như vỡ òa trong cảm xúc vui tươi của ngày cưới

“Khó khăn lớn nhất là chi tiết manocanh cụng ly cùng với cô dâu. Mình đã sử dụng dây để nối các vị trí của ly lại để người trình diễn có thể cầm 3 chiếc ly lên cùng lúc. So với 4 manocanh quay lưng vào như bản vẽ thì mình đã chỉnh sửa thành 2 người ngồi đối mặt với nhau”, Đức Lương chia sẻ.

Trên nền bộ áo dài đỏ truyền thống, bộ trang phục của Đức Lương còn đính kèm một chiếc cổng cưới hoành tráng, cùng với chiếc bàn “nhậu” đặc trưng trong đám cưới của người miền Tây. Với khẩu hiệu “1,2,3 dô” người trình diễn đã nhấc cả ba chiếc ly lên tạo hiệu ứng như một bữa tiệc cưới khiến khán giả vỡ òa, phấn khích.

“Mình thiết kế bộ trang phục với mong muốn mang không khí nhộn nhịp, vui tươi và giới thiệu truyền thống văn hóa độc đáo của người miền Tây đến bạn bè quốc tế. Một vùng đất trù phú với những con người hào sảng, chất phát và đầy tinh thần hiếu khách”, Lương cho biết ý nghĩa của bộ trang phục.



[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: