[ad_1]
Cạnh tranh lao động gay gắt giữa các doanh nghiệp
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ VN, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử VN, cho biết đến nay 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan trong chuỗi cung ứng của Apple đã được chuyển sang VN. Cùng với đó, các hãng như Foxconn, Wistron, Luxshare… cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại VN. Chưa kể Samsung đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là Công ty Hansol Electronics VN cũng đã được tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đầu tư.
Đào tạo sinh viên ngành điện tử hiện không đủ để cung cấp cho doanh nghiệp |
“Đó chính là lý do khiến cho nhân lực ngành điện tử đã khan hiếm trong giai đoạn hậu Covid-19 nay lại càng trở nên thiếu hụt. Chỉ tính riêng một nhà máy của Samsung ở phía bắc, hiện có khoảng 80.000 lao động ở tất cả trình độ. Các nhà máy sản xuất cho Apple thì nhỏ hơn nhưng cũng vẫn cần một lực lượng lao động lớn”, bà Hương chia sẻ.
Sự thiếu hụt này dẫn đến Người lao động không có kỹ năng sẽ không được tuyển dụng”>cạnh tranh lao động gay gắt giữa các doanh nghiệp điện tử, đến mức chỉ cần doanh nghiệp này trả lương cao hơn doanh nghiệp kia 50.000 đồng/tháng cũng khiến người lao động “nhảy việc”, theo bà Hương.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn, Phó khoa Công nghệ điện tử Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng lý giải tất cả xu hướng phát triển công nghệ mới hiện nay như internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, robot và hệ thống thông minh, tất cả đều dựa trên nền tảng của ngành điện tử. “Đặc biệt, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các công ty, tập đoàn trong nước phát triển rất mạnh, giúp VN đang trở thành công xưởng của thế giới trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển ngành điện tử. Nhu cầu tuyển dụng quá lớn trong khi đào tạo không đủ đáp ứng dẫn đến khan hiếm như vậy”, tiến sĩ Sơn nhận định.
Tốt nghiệp bao nhiêu sinh viên, doanh nghiệp tuyển bấy nhiêu
Theo tiến sĩ Sơn, các doanh nghiệp điện tử sẽ cần tuyển vị trí kỹ sư trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất, kỹ sư gián tiếp sản xuất (giám sát), kỹ sư nghiên cứu và phát triển (R&D), kỹ sư thiết kế, kỹ sư dự án, kỹ sư kinh doanh… “Sinh viên tốt nghiệp của Khoa Công nghệ điện tử, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đều có việc làm ngay đúng với chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp điện tử trong và ngoài nước, với mức lương vô cùng cạnh tranh”, ông Sơn thông tin thêm.
n
Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cũng cho biết: “Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, đã có 237 doanh nghiệp liên hệ với trường đặt vấn đề tuyển dụng cho 1.222 công việc, nhưng lúc đó chúng tôi chỉ có gần 100 sinh viên tốt nghiệp ngành liên quan đến điện tử. Trong năm 2021, số việc làm mà doanh nghiệp đến trường tuyển là hơn 2.300 nhưng trường chỉ có khoảng 650 sinh viên tốt nghiệp. Thực tế, nhiều em đang học năm 2, năm 3 đã được “đặt hàng” và được nhận ngay trong thời gian thực tập”, tiến sĩ Kha chia sẻ.
Không chỉ thiếu về số lượng, bà Đỗ Thị Thúy Hương còn cho rằng chất lượng lao động ngành điện tử cũng đang là một thách thức, khi tỷ lệ lao động có kỹ năng vẫn còn rất thấp và nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp nước ngoài thì đa phần đều do người nước ngoài đảm nhiệm.
“Hiện các đơn vị đào tạo ở ta mới chỉ đào tạo ra kỹ sư, nhưng một kỹ sư ngành điện tử có khả năng quản trị để có thể đảm nhận các vị trí như quản trị sản xuất tại các nhà máy công nghiệp 4.0 thì chưa có trường nào đào tạo được. Vì thế nếu nhân sự cấp cao là người Việt thì phải là người đã từng đi học và làm việc ở nước ngoài về. Ngay cả các kỹ sư không được tuyển cho vị trí quản lý, quản trị thì doanh nghiệp vẫn phải gửi đi nước ngoài đào tạo từ 3 – 6 tháng do trường ĐH ở ta đào tạo hàn lâm quá, ít thực hành”, bà Hương nhìn nhận.
Nói về việc này, bà Phạm Thị Hoài Linh, Giám đốc nhân sự của Navigos Group, nhận định: “Khi các tập đoàn này tuyển chuyên gia thì họ yêu cầu tay nghề cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, kỹ năng quản lý, khả năng ngoại ngữ nhưng phần lớn nhân sự hiện tại của doanh nghiệp VN vẫn còn chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, việc các tập đoàn điện tử lớn vào VN sẽ giúp người lao động trong nước có cơ hội được cọ xát nhiều hơn với các sản phẩm có tiêu chuẩn cao, nhờ đó nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng quản lý khác”.
Để giải quyết bài toán chất lượng nhân lực ngành điện tử, tiến sĩ Lê Đình Kha cho hay ở phạm vi của mình, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng từ năm 2017 đã hợp tác với Intel Products VN và nhận được khoản tài trợ từ công ty này cho toàn bộ chi phí thực hiện công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí. Hai chương trình này đã được ABET – tổ chức kiểm định của Hoa Kỳ, công nhận đạt chuẩn chất lượng đào tạo, giúp cho sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
[ad_2]
Source link