Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Hình ảnh quen thuộc ở chợ nổi Cái Răng gần đây: ghe thuyền chở trái cây chỉ bán cho du khách – Ảnh: T.V.T.

Bên cạnh sự tiện lợi của chợ trên bờ gắn với giao thông đường bộ làm cho người dân thay đổi tập quán đi chợ bằng phương tiện giao thông thủy thì việc hàng chục ghe tàu neo đậu phát ra tiếng động cơ ồn ào cùng với mùi xăng dầu, mùi khói có thể khiến ngày càng nhiều người khó chịu, giao tiếp giữa người bán và người mua cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chợ nổi tồn tại và phát triển phải có hoạt động bình thường, du khách đến đây cũng tìm và hòa mình vào hoạt động ấy, song dường như gần đây chợ nổi tập trung đầu tư du lịch mà quên đi những nét sinh hoạt văn hóa đời thường – chuyện buôn bán ở chợ nổi trên sông, khách thương hồ.

Vì thế, tôi đề xuất một vài ý kiến để mong chợ nổi không “chìm” như:

– Tạo lại lợi thế cho chợ nổi Cái Răng với sự thuận lợi giao thông thủy trong buôn bán và vận chuyển hàng hóa, khôi phục cuộc sống “trên bến, dưới thuyền”. Kết nối chợ nổi trên sông với chợ trên bờ cùng tiểu thương mua bán với giao thông đường thủy, tạo kế sinh nhai cho giới thương hồ và người dân, tập trung các nhà vựa ven sông cung cấp hàng hóa cho thuyền buôn.

– Đa dạng hóa các hoạt động truyền thống miền sông nước như tổ chức lễ hội, hội chợ trên sông, có thêm chợ hoa thì càng thêm ấn tượng. Chẳng hạn các tiểu thương miền Tây chở các loài hoa đến trưng bày và buôn bán dọc hai bên sông Cần Thơ – Kênh Xáng Xà No.

– Tiến tới quy hoạch và phát triển chợ nổi Cái Răng không chỉ phục vụ thu hút du lịch mà trở thành nơi giao thương với các tỉnh, thành phố lân cận và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

– Tạo ra các trục “đặc sản văn hóa” và tổ chức các trò chơi trên sông như lướt ván và chèo thuyền, du thuyền phục vụ ẩm thực và thưởng thức đờn ca tài tử.

– Hồi sinh nguồn nước, kiểm soát nguồn thải dọc sông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nên có cảnh báo mức độ nguy hại, ô nhiễm nguồn nước, cách thức ngăn chặn và tuyên truyền cho cộng đồng cùng tham gia. Đơn vị quản lý chợ nổi Cái Răng có thể quy động và tập huấn cho tình nguyện viên thường xuyên vớt rác trên sông, phục hồi các thảm thực vật.

– Cuối cùng, cần một đề án phù hợp song hành phát triển kinh tế, quản lý bài bản, sự quan tâm đúng mức của cơ quan chức năng và TP Cần Thơ để tận dụng hết giá trị khi chợ nổi Cái Răng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nguy cơ Nguy cơ ‘chìm’ chợ nổi Cái Răng

TTO – Năm 2016 chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhưng chợ nổi đang vắng dần.

[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: