[ad_1]
Trong lúc buổi thi toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 vẫn đang diễn ra chiều 7.7, Nguyễn Văn Nam (sinh viên ngành công nghệ thông tin Việt Nhật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) nhận được thông báo có câu hỏi toán mới từ Snapask, ứng dụng chuyên hỏi đáp bài tập.
Là gia sư trực tuyến trên Snapask, Nam kể: “Lúc đó là 15 giờ 28, tôi nhìn thấy thông báo, nhấn vào xem hình ảnh từ người dùng mastermo thì phát hiện đây là đề toán có mã 112. Tuy nhiên, vì có nhiều nghi vấn nên tôi không chọn trả lời”.
“Tiếp đó vào lúc 15 giờ 46 cùng ngày, tải khoản mastermo tiếp tục gửi một mặt khác của đề thi toán, nhờ giải đáp. Sau khi giờ thi toán kết thúc lúc 16 giờ, tôi mới phát hiện đề bài được đăng lên Snapask giống với mặt 1 và mặt 3 của đề chính thức mã 112”, nam sinh viên kể với PV Thanh Niên.
Tài khoản mastermo đã hai lần gửi đề lên mạng vào lúc 15 giờ 28 và 15 giờ 46, tất cả đều trước giờ kết thúc làm bài thi môn toán là 16 giờ |
Nam cho biết để làm gia sư trực tuyến trên Snapask, người đăng ký cần có điểm thi tốt nghiệp THPT và thẻ sinh viên, đồng thời chọn môn học muốn giải.
“Khi có câu hỏi thuộc về môn mà mình đăng ký, các gia sư đều nhận được đề. Nếu gia sư giải được thì ấn nút trả lời, ứng dụng sẽ chọn ra một người để trao đổi 1 – 1 với người hỏi”, nam sinh viên giải thích.
Đó cũng là lý do vì sao Nam, bạn bè cũng như nhiều gia sư trực tuyến khác đăng ký giải toán trên Snapask đều nhận được mã đề tương tự. “Ngay khi phát hiện vụ việc, tôi đã báo cáo cho ứng dụng. Người đại diện phản hồi đã nhận được thông tin và đang làm việc với cơ quan chức năng, đồng thời tắt tính năng hỏi đáp trong thời gian thi tốt nghiệp THPT để đề phòng gian lận thi cử”, Nam cho hay.
Một người dùng khác đăng ký làm gia sư trực tuyến trên ứng dụng cũng nhận được thông báo giải đề |
n
Nam sinh viên phát hiện nghi vấn lọt đề nêu quan điểm: “Tôi nghĩ ứng dụng có thể tra được IP hoặc số điện thoại, email của người dùng mastermo khi đăng ký tài khoản để truy xuất nguồn gốc. Về khả năng đưa đề ra ngoài, thí sinh này có thể đã sử dụng camera siêu nhỏ giấu kín trong cúc áo hoặc bút viết”.
Không chỉ Nam và các gia sư trực tuyến mà trước đó, một người dùng Snapask tên Trần Hữu Dũng (học sinh lớp 11 Trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh) cũng nhìn thấy mặt 1 của đề toán mã 112.
Hiện các đơn vị chức năng của Bộ Công an tiếp tục làm rõ những thông tin liên quan để xử lý theo đúng quy định.
Đại diện Snapask trả lời khiếu nại của gia sư trực tuyến về nghi vấn lọt đề toán |
Nghi vấn lọt đề toán diễn ra trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh, khoảng cách thu phát có thể xa hơn. Do đó, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ Công an đã đề nghị Bộ GD-ĐT hướng dẫn phải đặt vật dụng, tư trang của thí sinh cách phòng thi tối thiểu 25 m.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, một thí sinh tại Quảng Bình đã bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi, chụp đề toán gửi ra ngoài để người thân đăng lên mạng xã hội nhờ giải hộ.
[ad_2]
Source link