Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Nếu chơi game kiếm tiền nhiều năm trước vẫn còn là khái niệm ít được biết đến thì hiện tại, trở thành game thủ chuyên nghiệp để thi đấu eSports (thể thao điện tử) chính là mơ ước của nhiều bạn trẻ nhờ danh tiếng, tài chính mà nó mang lại.

Tại SEA Games 31 diễn ra hồi tháng 5.2022, eSports được ghi nhận là môn thi đấu chính thức được tính huy chương, tương tự các môn thể thao truyền thống.

Tại “học viện”, game thủ trẻ luôn phải tham gia huấn luyện với cường độ cao và đầy cạnh tranh (ảnh minh họa)

Định hướng chuẩn quốc tế

Để chuẩn bị đường dài, một số đội tuyển eSports đã mở “học viện” (academy) đào tạo game thủ trẻ sẵn sàng thi đấu trong tương lai. Có kinh nghiệm tổ chức “học viện” ở tựa game League of Legends qua 3 lứa kể từ năm 2019, ông Michael Minsoo Chung, giám đốc điều hành Cerberus Esports, cho hay đây là mô hình học hỏi từ quốc tế giúp đội tuyển xây dựng nền móng và trở nên chuyên nghiệp.

“Đến hiện tại, chưa có hệ thống ‘học viện’ chính quy ở Việt Nam hay một thước đo tiêu chuẩn để đối sánh. Mục tiêu của mô hình này là giúp tài năng trẻ đạt được kỹ năng, phong độ tốt nhất, cũng như tạo ra không gian để các bạn tự rèn giũa bản thân. Đội tuyển cũng dự kiến dạy thêm ngoại ngữ để bạn trẻ tự tin giao tiếp trong các giải đấu thế giới”, ông Michael khẳng định.

Về quá trình đào tạo tại “học viện”, ông Michael cho biết trước hết đội tuyển sẽ chiêu mộ các thành viên tuổi từ 15 – 18 có sở trường riêng để xác lập đội hình tương ứng với tựa game. Như ở League of Legends, số game thủ là 5. Đồng hành với họ là quản lý, huấn luyện viên (HLV) có vai trò hướng dẫn, phân tích chuyên môn và tổ chức đấu tập (scrim), cùng cơ sở vật chất đạt chuẩn như ký túc xá, bếp ăn, thiết bị chơi game.

“Game thủ trẻ cần luyện tập liên tục ít nhất 1 năm trước khi bước ra các giải đấu lớn. Với một số nước có ngành công nghiệp eSports dẫn đầu như Hàn Quốc, những chuyên gia thường cân nhắc khoảng 2 năm mới nhận định liệu cá nhân này đủ khả năng hay chưa”, vị giám đốc điều hành chia sẻ.

‘Học viện’ đào tạo game thủ chuyên nghiệp từ tuổi 15 - ảnh 2
Học sinh tại Trường trung học Eunpyeong Meditech (Seoul), nơi duy nhất tại Hàn Quốc có chương trình đào tạo game thủ chuyên nghiệp

Luyện tập 10 tiếng mỗi ngày

Từng có kinh nghiệm sáng lập, điều hành “học viện” cũng ở tựa game League of Legends từ cuối năm 2018, ông Nguyễn Văn Trọng (tên game Ren), cựu HLV Saigon Buffalo, nhận định hoạt động đào tạo người trẻ dù ở bất kỳ ngành nghề nào đều cần thiết và cấp bách, và eSports cũng không ngoại lệ. “Chúng tôi tập hợp và dạy các bạn trẻ có đam mê cách để sống với nghề, qua đó giúp ngành eSports phát triển tích cực hơn”, ông Trọng nói.

Để hiện thực hóa giấc mơ thi đấu tại hệ thống giải cao nhất ở Việt Nam, ông Trọng thông tin game thủ trẻ từ 15 – 17 tuổi tại “học viện” phải tuân theo chế độ sinh hoạt cố định: Có mặt lúc 10 giờ và kết thúc luyện tập vào 20 giờ, tức 10 tiếng mỗi ngày, từ 6 tháng đến 1 năm. “Tuổi nghề của tuyển thủ chỉ tầm 6 – 8 năm nên buộc phải hy sinh thời gian cho gia đình, bạn bè để đạt kết quả tốt nhất”, vị cựu HLV bộc bạch.

n

Vì ngành eSports mới phát triển khoảng 10 năm nên theo ông Trọng, những bài học được dạy chỉ là kinh nghiệm từ thế hệ đi trước, chưa có hệ thống giáo án chuẩn như những môn thể thao truyền thống. Ngoài được huấn luyện chơi game như thấu hiểu nguyên lý cơ bản của game, phát triển kỹ năng, xây dựng đội hình, kiểm soát nhịp điệu ván đấu, cách “về nước” (kết thúc màn chơi – PV),… game thủ trẻ còn được bồi dưỡng tinh thần đồng đội cùng khả năng lưu loát trong giao tiếp để trao đổi, đưa ra nhận định.

‘Học viện’ đào tạo game thủ chuyên nghiệp từ tuổi 15 - ảnh 3
Từng tham gia “học viện”, Hà Hữu Tài (18 tuổi, tên game Taikonn) đã chứng minh vẫn có thể ổn định tài chính và đạt được danh tiếng nhờ trở thành tuyển thủ eSports chuyên nghiệp

“Khi thi đấu tại các giải lớn, thành viên đội tuyển cũng trở thành người nổi tiếng trong ngành nên những phát ngôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đông đảo người hâm mộ. Vì thế, các bạn còn được đào tạo cách ứng xử, nói năng trước công chúng, để biết cần làm gì ở những khu vực khác nhau. Từ đó chứng minh cho xã hội thấy mình là những vận động viên chuyên nghiệp, có nhân cách tốt”, ông Trọng nói.

Tuyển chọn cực kỳ cạnh tranh

Trao đổi với PV Thanh Niên, hai đại diện có kinh nghiệm đào tạo đều khẳng định để tham gia “học viện”, bạn trẻ cần trải qua các vòng tuyển cực kỳ cạnh tranh. Theo ông Michael, ứng viên sau khi đăng ký sơ tuyển sẽ được phân loại theo sở trường, ghép thành các đội đấu tập với nhau. Vòng này thu hút 30 – 40 người, từ đây chọn ra 10 cá nhân xuất sắc nhất tiếp tục phỏng vấn để tuyển tối đa 3 thành viên.

“Có nhiều yêu cầu khi phỏng vấn như kỹ năng, thái độ cầu thị, sự kiên nhẫn và quan trọng nhất là ý kiến từ ban huấn luyện. Ngoài mở đơn đăng ký, chúng tôi còn chiêu mộ trực tiếp tài năng trẻ từ các đội khác nếu họ muốn chuyển nhượng. Dù vào được ‘học viện’, họ vẫn tiếp tục được sàng lọc sau mỗi mùa giải (xuân và hè – PV)”, ông Michael nhấn mạnh.

Đối với ông Trọng, những tiêu chí để xét duyệt vào “học viện” là kỹ năng, lối sống tập thể, khả năng làm việc nhóm và thái độ ứng xử trước những vấn đề phát sinh, trong đó quan trọng nhất là làm việc nhóm vì “đây là game 5 người nên dù kỹ năng cá nhân có tốt cũng rất khó làm nên chiến thắng”. Chia sẻ về cách tuyển sinh, ông Trọng cho hay sẽ tìm kiếm tài năng từ bảng xếp hạng của máy chủ Việt Nam.

Ngoài ra, đội tuyển cũng đăng tin tổ chức hoạt động tuyển chọn, thường thu hút khoảng 20 – 50 ứng viên mỗi đợt. “Các bạn cần vượt qua nhiều vòng khác nhau, trong đó có chơi cùng HLV để chúng tôi cảm nhận được lối đánh, phong cách tác chiến cùng đồng đội và tâm lý của ứng viên, từ đó lựa ra 5 – 7 người. Sau khi vào ‘học viện’, các bạn tiếp tục bị loại dần dựa theo kết quả huấn luyện trước khi xác lập đội hình thi đấu chính thức”, ông Trọng thông tin.

Ký hợp đồng từ sớm

Ông Trọng cho biết sau khi vào đội tuyển, thành viên trẻ sẽ hưởng mức lương phù hợp để chi trả một số nhu yếu phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Còn ông Michael khẳng định sau khi trúng tuyển, bạn trẻ sẽ được ký hợp đồng game thủ chuyên nghiệp với mức lương căn bản. “Nhưng nếu cá nhân đó tài năng và có nhiều đội tuyển săn đón thì chúng tôi sẽ thương lượng trực tiếp”, vị này thông tin thêm.



[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: