Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Hôm nay 19.10, tại Bắc Ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 4.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói ngành GD-ĐT nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ

“Giáo viên và tài chính chúng tôi chỉ có tư cách kiến nghị, đề xuất”

Sau phần thảo luận của các đại biểu về những bức xúc trong giáo dục như thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiếu sách giáo khoa…, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đã có những chia sẻ trở lại.

Trong phần phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc lại nhiều lần cụm từ “phải sòng phẳng” khi phân tích từng vấn đề và nêu thực tế: “Ngành giáo dục chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ: một là giáo viên, hai là tài chính. Và cả 2 điều này, chúng tôi chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất”.

Về giáo viên, ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lý, sau vài năm tha thiết đi xin, đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025. Trong khi đó, năm nay dự kiến sẽ tuyển 27.850 giáo viên thì 2 năm vừa rồi đã có gần 29.000 giáo viên bỏ học.

Không những thế, nhiều địa phương còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm biên chế thì biết trừ vào ai nên thôi “giao cho em ít chỉ tiêu em để đấy em trừ dần thế là xong”.

Thế thì chúng ta sẽ phải làm thế nào đây trong khi chúng ta vẫn nói phải có giáo viên, phải có biên chế… “Cứ mỗi buổi chiều trong đầu tôi có vô số những chữ “phải phải phải”… ập đến”, ông Sơn nói.

Về mặt tài chính, ông Sơn đề nghị phải nhìn nhận “một cách song phẳng”: khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ghi rõ trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai chủ tịch UBNC các tỉnh, thành. Cần có trường, lớp, có trang thiết bị, dụng cụ dạy học; đủ giáo viên, còn giáo viên trình độ như thế nào thì ngành GD-ĐT lo. Các tỉnh, thành phải tính toán cần bao nhiêu tiền để mua sắm trang thiết bị. Nếu ngân sách địa phương cân đối được thì cân đối, nếu không thì phải đề nghị T.Ư hỗ trợ.

Nhưng hàng năm các địa phương làm việc với T.Ư về ngân sách Bộ GD-ĐT không được biết, việc các tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan phê duyệt ngành GD-ĐT không biết được là tiền ấy phân bổ như thế nào, nơi nào thiếu nơi nào thừa.

Do vậy, không thể nói Bộ GD-ĐT lấy tiền đi mua cái máy tính cho địa phương để làm phòng học tin học được. “Chúng tôi chỉ luôn luôn lưu ý, tha thiết yêu cầu các địa phương chuẩn bị cho việc này và phải giám sát”, ông Sơn nói:.

“Do vậy, mong Quốc hội khi giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các địa phương phải đảm bảo cho được nguồn lực về tài chính, đã kêu đến nơi đến chốn chưa”, ông Sơn đề nghị.

Thiếu sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT không thể chỉ đạo hiệu sách

Về vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các đại biểu nói về chỗ này chỗ kia có sạn hay chất lượng thẩm định thì Bộ GD-ĐT chắc chắn phải giám sát, thẩm định tốt hơn nữa. Tuy nhiên, với việc thiếu sách giáo khoa thì Bộ không thể chỉ huy được hiệu sách trong khâu phát hành. Cái này thì chủ tịch UBND cấp tỉnh phải điều phối để làm thế nào đó sách đến được với các trường theo nhu cầu của họ.

n

“Chúng tôi không thể chỉ đạo hiệu sách này mang các sách a, b, c xuống các trường kia. Chúng tôi chỉ có thể khẩn khoản, nài nỉ chủ tịch UBND tỉnh hãy điều phối ngay để sách tới được với học sinh”, ông Sơn nói.

Lấy ví dụ từ những việc như vậy, người đứng đầu ngành GD-ĐT cho rằng: “Chúng ta phải cùng nhau tăng cường trách nhiệm chứ không phải thoái thác trách nhiệm, nhưng trách nhiệm phải đúng chứ không Bộ trưởng lại đi hứa và không thực hiện lại thuộc về người khác”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Ngành giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ' - ảnh 2

Toàn cảnh phiên họp của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội ngày 19.10

Kỳ vọng chương trình giáo dục mới giải quyết mọi thứ trong khi thiếu mọi thứ

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta đặt kỳ vọng vào chương trình giáo dục phổ thông mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Nó là một sự thật.

Ví dụ về chuẩn. Chúng ta có các loại chuẩn về giáo viên, chuẩn trường học, chuẩn cơ sở vật chất,… để đảm bảo chất lượng thì chuẩn phải theo thông lệ. Chuẩn về tỷ lệ giáo viên đối với các nước của khối EU là 15 học sinh phải có 2 giáo viên, nước mình còn xa mới có một cái chuẩn như thế nhưng có đặt ra một cái chuẩn nhưng chuẩn đó có thể “tổn hại” đến thành tích của địa phương.

Đặt ra chuẩn để các nơi cố gắng phấn đấu, yêu cầu các địa phương và nhà nước đầu tư để đạt chuẩn chứ không phải làm đẹp lòng nhau. Thế nhưng lại có người đề nghị hạ chuẩn xuống để địa phương đạt được chuẩn. Đó mới là bệnh thành tích”.

“Các cháu muốn được chăm sóc chu đáo thì phải đủ giáo viên, nơi nào chưa đạt thì phải cố gắng đạt chứ không phải làm đẹp lòng nhau mà hạ xuống. Nếu đổi mới mà cả triệu giáo viên đều thấy hạnh phúc, sớm chiều không kêu ca gì, đổi mới mà không ai cảm thấy áp lực thì liệu có hay không? Giáo viên mà không có áp lực trước đổi mới thì chúng ta không kỳ vọng con em có gì mới.

Chúng ta làm “cách mạng” trong bối cảnh thiếu tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, giáo viên thực hiện đổi mới trong bối cảnh nhọc thân hơn, vất vả đầu hơn, nghiệt ngã hơn, kỳ vọng, áp lực xã hội lớn hơn nhưng thu nhập không hơn, điều kiện làm việc không cải thiện…

Tương tự việc thiếu giáo viên, đây là cả một chuyên đề. Bộ không bổ nhiệm được hệ thống dọc, không điều động chỗ này chỗ kia được. Chỗ thiếu thì vẫn cứ thiếu mà chỗ thừa thì vẫn cứ thừa mà không điều động được. Không phải Bộ đâu mà ông giám đốc sở GD-ĐT ở địa phương cũng không có quyền điều động giáo viên từ huyện này sang huyện kia”.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này được người đứng đầu ngành GD-ĐT gói gọn trong một số từ khóa: “Việc thì khó, tốc độ thì nhanh, khối lượng lớn, cách thức thực hiện phi truyền thống” và cho rằng đó là điều mà ngành GD-ĐT muốn chia sẻ để khi các đại biểu Quốc hội giám sát việc triển khai trên tinh thần thấu hiểu.

“Nếu có một số vấn đề phản ứng, cảnh báo, góp ý thì chúng ta cũng coi đó là điều tất yếu và bình thường, vấn đề là ngành có cầu thị tiếp thu nghiêm túc các vấn đề đó hay không. Mong là với cải cách giáo dục thì chúng ta nhìn nhận mọi chuyện hết sức bình tĩnh”, Bộ trưởng Sơn đề nghị.



[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: