Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Sáng nay (3.6), Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương đã đến làm việc với ĐH Quốc gia TP.HCM. Buổi chiều cùng ngày, ông Nghĩa tham dự hội thảo khoa học: “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” diễn ra tại ĐH Quốc gia TP.HCM. Trong nhiều nội dung của ngày làm việc, tự chủ ĐH mà đặc biệt là tự chủ tài chính, tăng học phí – là vấn đề được nhiều người đưa ra bàn luận.

PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, kiến nghị cần đẩy mạnh tự chủ ĐH. Ông Bình đặc biệt làm rõ quan điểm tài chính trong tự chủ ĐH.

Theo nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, tự chủ ĐH gồm nhiều mặt mà trong đó tài chính là điều thứ 3. Nhưng trong quản lý Nhà nước hiện nay, tài chính đang là điều thứ nhất mà việc này đang đặt ra những giới hạn quyền tự chủ thực sự của các trường ĐH. Theo quan điểm của ông Bình thì: “Tài chính là điều kiện để phát triển tự chủ ĐH chứ không phải tài chính là điều kiện để có tự chủ ĐH”.

Ông Bình tiếp tục: “Tôi trở lại vấn đề học phí với trường công. Luật đã nói rằng học phí phải tính đúng chi phí đào tạo, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của trách nhiệm Nhà nước ở đây. Trước hết 1 trường ĐH muốn dạy tốt cần có 10 đồng phải tính đúng chi phí 10 đồng. Nhà nước cho 5 đồng thì trường có quyền lấy thêm 5 đồng để đảm bảo tổng chi phí đào tạo. Còn hiện nay đã lấy 10 đồng thì anh đừng cầm 5 đồng của Nhà nước”.

Nhưng theo ông Bình: “Nếu như thế là ta đang đẩy các trường công lập đi ra tư thục, đẩy những người nghèo giỏi cũng phải trả tiền nếu muốn học các trường tốt. Vì trường tốt thì vấn đề chi phí đào tạo không thể đơn giản”.

Kết luận vấn đề này, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Thành ra đúng luật thì chi phí đào tạo tính đủ phải có trách nhiệm nhà nước chứ không phải khi đừng cầm ngân sách nhà nước thì muốn lấy bao nhiêu cũng được hay khi sử dụng ngân sách nhà nước thì bị khống chế đủ thứ”.

Theo ông Bình vấn đề ở đây là quan điểm. “Hiện nay chúng ta đang đặt ‘tài chính là tự chủ’ là rất sai”, ông nhấn mạnh.

n

Liên quan đến vấn đề học phí, đại diện Trường ĐH An Giang cho biết hiện trường đang đào tạo các ngành đặc thù là nông nghiệp. Mặc dù đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực ĐBCSL, nguồn nhân lực đang rất cần nhưng sự thu hút người học các ngành này đang rất khó.

Đại diện trường ĐH này lo ngại, trong lộ trình tự chủ của trường cũng sẽ tăng học phí một phần và cũng dự đoán được sẽ khó khăn cho các ngành này. Vì vậy, trường có kiến nghị chung tới Ban Tuyên giáo Trung ương chú ý quan tâm đến lĩnh vực này.

PGS-TS Phan Thanh Bình phát biểu trong buổi làm việc với ĐH Quốc gia TP.HCM sáng nay

PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này trong hội thảo chiều nay. Ông Quân cho biết điều mà ĐH này trăn trở từ thực tiễn hoạt động thời gian qua là việc triển khai thực hiện các chủ trương quyết sách lớn của Đảng về đào tạo và khoa học công nghệ.

Về nhận thức và thực thi tự chủ ĐH, ông Quân đặt vấn đề: “Liệu có phải tự chủ ĐH là phải tự chủ về tài chính và không nhận ngân sách chi thường xuyên? Kể cả khi trường ĐH đã tự chủ thì có thực sự được thực hiện hết các quyền tự chủ hay chưa, đã được thu mức học phí tính đúng, tính đủ chưa? Bên cạnh đó quy định về khối ngành, mã ngành đào tạo và việc mở mới các ngành đào tạo có còn phù hợp hay không. Rồi cách tính chỉ tiêu dựa trên số lượng giảng viên, theo mét vuông đất, diện tích xây dựng có còn phù hợp…”.

“Đây là những vấn đề quan trọng cần được giải quyết đồng bộ để các ĐH phát huy hết vai trò của mình trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao và thực hiện các công trình nghiên cứu đóng góp cho sự phát triển của đất nước”, ông Quân chia sẻ.



[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: