Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Nhà vệ sinh không mái che và cửa chắn

Chúng tôi có chuyến đi khảo sát điểm trường tiểu học Mỹ Thạnh Bắc (phân hiệu Gò Ngãi) ở H.Đức Huệ, Long An.

Mỹ Thạnh Bắc gồm 4 phân hiệu trường. Phân hiệu Gò Ngãi có ít học sinh (HS) theo học, chỉ gồm 3 lớp với hơn 60 HS. Về cơ bản, các lớp học được đầu tư đầy đủ vật dụng và thiết bị dạy học như bàn ghế, bảng, tủ sách…

Nhà vệ sinh của trường gồm 2 phòng, thường chỉ có giáo viên sử dụng. Khu vực còn lại không có mái che, cũng không lắp cửa chắn, trên nền đất được kê những viên gạch chéo thô sơ. Nhà vệ sinh cũng không phân biệt giới tính, nam nữ đều sử dụng chung. Sau khi đi vệ sinh, HS ra bể chứa để múc nước dội. Bể chứa bám đầy rêu xanh và lăng quăng trong nước vì không có nắp đậy kỹ càng. Mặc dù trường có lắp đặt bồn rửa tay và trang bị xà phòng, nhưng chúng tôi chứng kiến một vài HS dùng tay rửa trực tiếp trong bể chứa.

Bể chứa nước trong tình trạng đáng báo động khu nhà vệ sinh của điểm trường Mỹ Thạnh Bắc (Gò Ngãi, H.Đức Huệ, Long An)

Được biết, nhà vệ sinh cũ của trường chỉ gồm hai phòng, hiện nay đã được tận dụng làm nhà kho chứa đồ. Vì nhiều lý do liên quan ống dẫn nước, trường buộc phải xây dựng khu vực nhà vệ sinh mới. Dù vậy, nhà vệ sinh mới vẫn không đảm bảo các yếu tố cơ bản cho các HS trong việc “giải quyết nhu cầu cá nhân”.

Đến trường vào giờ nghỉ trưa, chúng tôi may mắn gặp được cô Phan Thị Hồng Luân đang dạy kèm cho các HS không theo kịp bài vở. Theo chia sẻ từ cô Luân, trường chủ yếu được cung cấp những vật dụng, thiết bị giảng dạy từ phân hiệu chính đưa xuống. “Vì là phân hiệu phụ nên nhà vệ sinh ở trường không được chú trọng lắm. Nếu có nhà tài trợ thì giáo viên cũng mừng chứ nhà trường cũng không có kinh phí để làm lại”, cô Luân nói.

Tình trạng chung của các trường vùng sâu, vùng xa

Nhà vệ sinh xuống cấp, quá tải vốn là tình trạng chung ở một số trường thuộc vùng cao, vùng khó khăn.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có 188.000 nhà vệ sinh cho HS ở các cấp học, từ mầm non đến THPT, trong đó có 67% nhà vệ sinh kiên cố, 33% còn lại cần hỗ trợ để nâng cấp, xây mới. Một số dự án xây nhà vệ sinh cho các trường học cũng tiến hành khảo sát và phát hiện nhiều trường hợp đáng báo động, cần xây mới.

n

Chị Nguyễn Bích Ngọc (nhóm thiện nguyện VAECO HAN) chia sẻ: “Chúng tôi thường bán đồ ăn cũng như gọi quyên góp từ các nhà hảo tâm để xây nhà vệ sinh cho các trường học nghèo. Dự định sắp đến của nhóm là tiến hành khảo sát ở một số trường tại tỉnh Điện Biên. Vì quy mô giới hạn nên chúng tôi chỉ có thể xây dựng từ 1 – 2 nhà vệ sinh mỗi năm, vì thế nhóm hy vọng có thể lan tỏa dự án để được nhiều người biết đến hơn”.

Hoa hậu H’Hen Niê, vốn là người dân tộc miền núi Ê Đê, cũng từng có những lời tâm sự về vấn đề này tại lễ phát động chương trình thiện nguyện “Điều ước cho em” vào tháng 11.2021: “Là học sinh miền núi, nhà vệ sinh trường học trong trí nhớ của em là những nơi không hề dễ chịu. Những năm cấp 1 và cấp 2, em không dám đi vệ sinh ở trường, hạn chế uống nước để đỡ phải… “giải quyết nhu cầu”. Lên cấp 3, do nhà xa trường, mà vẫn có nỗi ám ảnh về những nhà vệ sinh nhưng lại không hề “vệ sinh”, nên cả buổi học em sẽ nhịn uống nước luôn”.

Nhà vệ sinh không… vệ sinh ở trường học nông thôn - ảnh 2

Khu nhà vệ sinh của điểm trường Mỹ Thạnh Bắc

Cần một sự thay đổi nhận thức

Thực tế cho thấy, nhiều nhà vệ sinh ở các trường học vùng sâu, vùng khó khăn đang rơi vào tình trạng thiếu về số lượng và không đảm bảo chất lượng.

Một nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chính là nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, cơ sở vật chất trường học ở nhiều địa phương còn nhiều khó khăn. Các công trình nhà vệ sinh thường đòi hỏi một khoản tiền lớn nên thường khiến những tổ chức với quy mô vừa và nhỏ e ngại thực hiện. Vì thế họ thường chọn những phương án hỗ trợ “nhẹ nhàng” với số tiền phù hợp hơn. Hiện nay, đa số tổ chức đều chủ yếu hướng đến việc cải thiện chất lượng giáo dục mà trì hoãn việc tập trung vào những nhu cầu cơ bản của các HS. Dẫn đến trường hợp một số trường học tuy nhìn tổng thể rất khang trang nhưng nhà vệ sinh lại “lạc quẻ”, xuống cấp trầm trọng.

Mặc dù có những chương trình, dự án để giải quyết nhu cầu nhà vệ sinh trong môi trường học đường nhưng vẫn chưa thật sự đẩy mạnh được tối đa quy mô nguồn quỹ. Vẫn còn thiếu những sự kiện tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của xã hội về tình trạng của các nhà vệ sinh tại các trường vùng sâu, vùng xa. Dù theo Bộ GD-ĐT, có hơn 62.000 nhà vệ sinh cần sửa chữa nhưng không có mấy dự án lớn tập trung vào việc cải thiện vấn đề này. Dự án lớn nhất là “Điều ước cho em” cũng chỉ lấy mục tiêu là 1.000 nhà vệ sinh nhưng dự kiến phải đến năm 2035 mới hoàn thành.

Đối với vấn đề nhà vệ sinh trường học, cần một sự thay đổi nhận thức, cần đẩy mạnh và được quan tâm ngang hàng với những mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục khác để đảm bảo an toàn quyền lợi về sức khỏe của HS.



[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: