Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Lấy chất liệu dân gian làm nền

Với niềm yêu thích các giá trị dân gian, có một khoảng thời gian, Hiền Anh mày mò nặn những món đồ chơi bằng đất nhỏ đặt trên bàn làm việc. Thú vui này giúp cô xoa dịu phần nào những tổn thương bên trong mình. Bằng cách chia sẻ hình ảnh của những tác phẩm tự làm trên Instagram, Hiền Anh còn lan tỏa năng lượng tích cực đến với nhiều người khác.

“Khi đó, mình thích thú với việc nặn 2-3 nhân vật cùng lúc và giữa các nhân vật dù là người với người hay người với vật thì không có khoảng cách nào, giống như những cái ôm vậy. Và khi nhắc đến những cái ôm thì mình nghĩ ngay tới em bé ôm gà trong tranh Đông Hồ. Đó cũng chính là ý tưởng khởi phát cho Việt Đồng”, Hiền Anh chia sẻ.

Bộ tượng Việt Đồng gồm 4 tượng: em bé ôm gà (Vinh Hoa), em bé ôm vịt (Phú Quý), em bé ôm cóc (Nhân Nghĩa), em bé ôm rùa (Lễ Trí)

Cô nàng quyết định thể hiện Việt Đồng trên tinh thần của phỗng đất – một món đồ chơi dân gian quen thuộc của trẻ con miền Bắc vào dịp trung thu. Đây cũng là cách để Hiền Anh tái hiện một nét đẹp văn hóa, lịch sử của dân tộc đang dần bị chìm vào quên lãng.

Bộ tượng Việt Đồng là sản phẩm đầu tiên Hiền Anh đứng tên tác giả, thực sự sáng tạo tác phẩm theo cảm hứng riêng. Hiền Anh cùng Lamphong Studio (đơn vị sản xuất) và một số cộng sự đã mất hai năm để biến ý tưởng Việt Đồng thành hình. Hầu hết các công đoạn sản xuất tượng đều được thực hiện theo lối thủ công, trong đó kỳ công nhất là khâu nặn gốm, tô màu, kiểm soát chất lượng sản phẩm…

Những 'biến tấu' tranh dân gian dưới hình hài tượng đất - ảnh 2

Tượng đất so với nguyên mẫu tranh Đông Hồ

“Mỗi khâu đều có cái khó riêng, đặc biệt là khâu tô màu. Mình phải tự tô thử ở nhà rất nhiều lần để xác định màu nào lên đẹp, không bị lộ phần gốm, có khả năng giữ màu lâu mà có giá vừa phải. Khi tô màu da người, nếu lỡ bắn một giọt bẩn lên tượng thì rất khó mà pha lại màu da y hệt để tô đè lên. Hoặc mình tô hoàn chỉnh rồi nhưng khi mang đi phun bảo vệ thì người thợ lại làm bẩn, không chữa được thì phải bỏ. Vì có bốn tượng nên chỉ cần một tượng hỏng là không đủ thành một bộ”, Hiền Anh bày tỏ.

“Không có gì là mới dưới ánh mặt trời”

“Cách tân” các chất liệu dân gian ở đồ chơi không phải là một ý tưởng quá mới. Với quan niệm “không có gì là mới dưới ánh mặt trời”, Hiền Anh không đặt nặng phải là sáng tạo chưa ai từng thấy.

Những 'biến tấu' tranh dân gian dưới hình hài tượng đất - ảnh 3

Hiền Anh tự tay tô những bộ tượng đầu tiên

n

Cô nàng không cố tạo sự khác biệt mà chỉ đặt vào sản phẩm tất cả tâm huyết của mình để lan tỏa những thông điệp tích cực. “Mình chưa bao giờ nhìn mọi người theo giới tính của họ nên các em bé trong bộ tượng lần này sẽ không mang cụ thể giới tính là nam hay nữ. Dù là ai thì cũng có thể thu hút những điều hạnh phúc, may mắn cho bản thân mình và người xung quanh mình”, Hiền Anh chia sẻ.

Hiền Anh cho hay cô hiếm khi nói về ý nghĩa của các tác phẩm bởi mỗi người sẽ có cách cảm nhận khác nhau. Cô nàng thủ khoa đầu ra khoa thiết kế đồ họa, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội) mong rằng món đồ chơi nhỏ của mình sẽ được người mua đặt ở một nơi thuận mắt nào đó để mỗi khi nhìn ngắm, họ lại cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Đây cũng chính là mục đích chính trong hầu hết các sáng tạo nghệ thuật khác của Hiền Anh.

Cũng trong tháng 8 vừa rồi, Hiền Anh bắt tay cùng Paper Shoot – một thương hiệu máy ảnh kỹ thuật số đến từ Đài Loan – thực hiện dự án máy ảnh phiên bản trung thu. Cô nàng đảm nhận việc thiết kế vỏ máy ảnh với những họa tiết trẻ trung pha chút hoài niệm. “Sở dĩ mình nhận lời hợp tác lần này vì tinh thần của Paper Shoot là niềm vui và sự tối giản, rất giống với những gì mình đã và đang làm”, cô nàng nói.

Những 'biến tấu' tranh dân gian dưới hình hài tượng đất - ảnh 4

Một trong ba thiết kế Hiền Anh cung cấp cho Paper Shoot

Những 'biến tấu' tranh dân gian dưới hình hài tượng đất - ảnh 5

Bức Mourning I của Hiền Anh được treo tại triển lãm

Mới đây, bức Mourning I của Hiền Anh cũng đã xuất sắc vượt qua gần 400 tác phẩm để có mặt tại triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 6 (diễn ra vào ngày 19.8-28.8 tại Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội). Triển lãm này là sân chơi dành riêng cho các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc trẻ có niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật.

Những 'biến tấu' tranh dân gian dưới hình hài tượng đất - ảnh 6

Bản thiết kế họa tiết phỗng đất Hiền Anh cung cấp cho Paper Shoot

Hiền Anh tiếp tục lấy món đồ chơi dân gian phỗng đất làm cảm hứng cho một trong ba thiết kế của mình.



[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: