Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Phở Hà Nội – Ảnh NAM TRẦN

Nhà thơ Tú Mỡ cũng tin như vậy khi nói:

Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc,
Quế, phụ sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì.
Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì,
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch.
Anh em lao động đồng tiền không rúc rích,
Coi phở là môn thuốc ích vô song.

Tưởng chỉ là câu nói đùa, rằng phở thời cơm cao gạo kém là món xa xỉ, ai mà ăn được thường xuyên, đau ốm may ra cho một bát.

Thực ra, đằng sau những câu nói đó có cái lý của nó.

Trước hết, phở quan trọng ở nước dùng, thường là hầm xương. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, nước hầm xương có nhiều công dụng trong việc phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.

Trong quá trình hầm xương thì các chất dinh dưỡng, khoáng chất quan trọng trong magie, canxi, phốt pho, các amino axit như collagen, glycine,… sẽ bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài. Về cơ bản thì những khoáng chất, axit amin này dễ hấp thụ. 

Điều này vô cùng quan trọng bởi vì ăn bao nhiêu chất dinh dưỡng không quan trọng bằng việc cơ thể hấp thụ được bao nhiêu chất dinh dưỡng.

Nước hầm xương có tác dụng chữa nhiều loại bệnh như giảm cân, đau khớp, rối loạn giấc ngủ, viêm trong cơ thể, hay hệ tiêu hóa bị rối loạn,…

Nước hầm xương cũng được cho là yếu tố quan trọng để hỗ trợ thải độc cơ thể tốt hơn. Tác dụng của nước hầm xương nóng hổi còn có thể hỗ trợ bạn điều trị cảm cúm, nên người Việt mới hay có câu ốm cho ăn phở như trên.

Này bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ,
Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.
Nước mắm, hồ tiêu, cùng giấm, ớt điểm thêm,
Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mũi.
(Phở đức tụng – Tú Mỡ)

Ngoài ra, gia vị nấu phở bò – vốn là “linh hồn” của món phở – hầu hết là những thảo mộc tốt cho sức khỏe.

Hoa hồi không chỉ là gia vị mà còn được biết đến là một vị thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh.    

Đinh hương là loại thảo mộc nổi tiếng với mùi hương đặc biệt và cũng còn được sử dụng như một bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh nhờ nguồn vitamin B, C, D, E, K dồi dào cùng nhiều chất khoáng như canxi, kali, protein. Đây cũng là thành phần tạo nên vị cay nhẹ và ấm nồng cho nước phở.

Vỏ quế có vị cay và mùi thơm nồng nhưng là cái cay dễ chịu, chỉ giúp nước phở tăng độ đậm vị và hơi nồng bốc lên mũi từ cách xa vài chục mét. Quế còn là một loại thuốc được dùng trong đông y để chữa nhiều bệnh như: cảm lạnh, đau bụng, sát trùng… Bên cạnh đó, nó còn được dùng để chữa chứng biếng ăn hiệu quả, kích thích vị giác.

Thảo quả cũng có vị cay nồng, nhưng đi kèm là vị ngọt dịu, là gia vị nấu phở bò không thể thiếu. Thảo quả có tính ẩm, có tác dụng chữa các bệnh như: ho đờm, làm ấm bụng giúp cho người dùng ăn ngon miệng hơn…

Hạt mùi là phần hạt được sấy khô từ rau mùi, có hương thơm dễ chịu, vì thế nó không chỉ được dùng để chế biến nước dùng phở mà còn được làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác như: xúp, lẩu, các loại nộm, gỏi… Đây là một trong những gia vị “nhỏ mà có võ” có tác dụng khử mùi. Do đó, nó còn được dùng để ướp các loại thịt heo, bò, cừu, gà…

Chưa kể, gừng già và hành củ đem nướng cũng đều là những gia vị thảo mộc giúp làm ấm cơ thể, có tác dụng chống viêm, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Nước gừng làm dịu cơn buồn nôn và góp phần làm dịu những cơn đau, nên người Việt mới hay có câu ốm cho ăn phở như trên.

Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc,
Quế, phụ sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì.
Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì,
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch.
Anh em lao động đồng tiền không rúc rích,
Coi phở là môn thuốc ích vô song.
(Phở đức tụng – Tú Mỡ)

Đó là chỉ mới đề cập tới những loại thảo mộc rất cơ bản, chưa tính tới tác dụng quan trọng của thịt bò, bánh phở… mà với nhiều người, chỉ cần ngửi mùi đã thấy muốn gượng dậy khỏi giường, chỉ cần nếm vài thìa đã thấy vài phần khỏe lại!

Vậy nên theo Tú Mỡ, không chỉ khi ốm mà chỉ cần vất vả mệt nhọc cũng chỉ cần có phở là ổn cả:

Thầy thông, thấy phán đi sớm về trưa,
Điểm tâm phở, ngon ơ và chắc dạ.
Cánh thuyền thợ làm ăn vất vả,
Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn.
Khách làng thơ đêm thức viết văn,
Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí…
(Phở đức tụng – Tú Mỡ)

Ốm thì ăn phở, thật hay đùa? - Ảnh 2.

Phở Hà Nội – Ảnh NAM TRẦN

Hãy chia sẻ với Tuổi Trẻ và bạn đọc khắp nơi về những kỷ niệm, những điều thú vị cùng phở ngay từ hôm nay!

THỂ LỆ CUỘC THI VIẾT “KỂ CHUYỆN VỀ PHỞ”

Ngày của phở 12-12 là chuỗi sự kiện do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2017, phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam.

Năm nay, gala chuỗi sự kiện dự kiến tổ chức tại Nam Định từ 10 đến 12-12, với sự phối hợp tổ chức của UBND tỉnh Nam Định, cùng sự đồng hành chính thức của Acecook Việt Nam, cùng các đơn vị đồng hành: No.1, Sasco, tương ớt CHINSU, Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5, Công ty Quân Phạm…

Nhằm tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt thông qua việc quảng bá phở – món ăn quốc hồn quốc túy của người Việt, cũng như nhận được những ý tưởng góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn cho Ngày của Phở 12-12, năm nay, báo Tuổi Trẻ phát động cuộc thi viết về phở với chủ đề “Kể chuyện về phở”.

I- THÔNG TIN CHUNG CUỘC THI

– Những kỷ niệm, ký ức; những điều mắt thấy tai nghe về mọi điều thú vị của phở đều có thể tham gia sân chơi “Kể chuyện về phở”, với hai cách thể hiện bằng ngôn ngữ viết và kể (đối với các tác phẩm lọt vào vòng chung kết). Mục tiêu của sân chơi này là nhằm quảng bá, lan tỏa món phở độc đáo của người Việt.

– Bài viết được viết bằng tiếng Việt, thể loại văn xuôi, tối đa 1.000 chữ, đánh máy rõ ràng trên một mặt giấy A4, hoặc gửi bằng thư điện tử. Ưu tiên bài dự thi gửi bằng thư điện tử.

– Lưu ý: Cung cấp thông tin cụ thể nhân vật trong bài (nếu viết về nhân vật).

– Những bài được chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ đều được chấm nhuận bút.

– Bài dự thi chưa từng đăng tải nơi nào khác, và tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền, không chấp nhận sự trích dẫn tài liệu mà không ghi rõ nguồn gốc.

– 3 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được mời đến kể chuyện trực tiếp tại đêm Gala Ngày của Phở 12-12 (ngày 11-12-2022).

– Bài dự thi cuộc thi viết “Kể chuyện về phở” vui lòng gửi về tòa soạn báo Tuổi Trẻ, ngoài bì thư ghi rõ tham gia Cuộc thi viết “Kể chuyện về phở” (địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc gửi email theo địa chỉ: photrongtoi@tuoitre.com.vn.

II-THỂ LỆ CHUNG:

– Cuộc thi dành cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp (ngoại trừ phóng viên, cán bộ công nhân viên báo Tuổi Trẻ).

– Một tác giả có thể gửi tối đa ba (03) tác phẩm dự thi. Dưới bút danh (nếu có), xin ghi rõ tên thật, địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Đối với bài thi viết, mỗi bài viết khuyến khích gửi kèm một (01) đến ba (03) tấm ảnh liên quan chủ đề hoặc nhân vật bài viết.

– Thời gian đăng ký và nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 28-10-2022 đến hết ngày 5-12-2022.

– Đối với 3 tác phẩm đoạt giải cao nhất trong vòng chung kết: Tác giả sẽ được mời ra Nam Định dự Gala Ngày của phở 12-12 và sẽ thực hiện phần thi “Kể chuyện về phở” trực tiếp tại sự kiện, để ban giám khảo chọn ra người viết và kể chuyện về phở xuất sắc nhất.

– Các giải thưởng sẽ được công bố tại Gala chương trình Ngày của phở 12-12, diễn ra ngày 11-12-2022 tại Nam Định, bao gồm:

– 1 giải nhất cuộc thi viết “Kể chuyện về phở” trị giá 10 triệu đồng.

– 1 giải nhì cuộc thi viết “Kể chuyện về phở” trị giá 5 triệu đồng.

– 1 giải ba cuộc thi viết “Kể chuyện về phở” trị giá 3 triệu đồng.

– 10 giải khuyến khích cuộc thi viết “Kể chuyện về phở” trị giá 1 triệu đồng/giải.

III- THÔNG TIN LIÊN LẠC:

Mr. Thịnh: 0906 548 571/ ngaycuapho@tuoitre.com.vn

Ốm thì ăn phở, thật hay đùa? - Ảnh 4.

[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: