Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Sách giáo khoa, sách tham khảo ngày ấy

Xin được nhắc lại một chút về lịch sử sách bài tập, sách tham khảo đi kèm sách giáo khoa. Khi tiến hành cải cách giáo dục năm 1981, toàn quốc dùng chung một bộ sách giáo khoa và sách bài tập. Cấp một và cấp hai nhập lại thành một trường phổ thông cơ sở, không có thi tốt nghiệp tiểu học. Khi đó, giáo viên dạy tiểu học theo sách giáo khoa và cho học sinh làm bài tập trong bài học. Các em viết bài tập vào vở.

Cần thay đổi cách nhìn nhận và sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập và rộng hơn là thay đổi tầm nhìn giáo dục

Sau đó, nhận thấy việc nhập hai cấp học vào một có nhiều hạn chế, Bộ Giáo dục – Đào tạo tách cấp một và cấp hai thành hai trường. Đồng thời, nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ tiến hành thi tốt nghiệp tiểu học. Chính phủ cũng ra Nghị quyết về phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành toàn quốc vào năm 2005.

Phổ cập giáo dục và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi cấp quốc gia là một quyết định của Chính phủ được người dân nhiệt liệt ủng hộ. Chính quyền và ngành giáo dục phải tuyên truyền, huy động, tìm mọi cách để đưa trẻ đến trường. Lớp học tình thương có ở khắp nơi, nhiều nhà hảo tâm và các tổ chức tôn giáo cùng hỗ trợ, giúp đỡ.

Về chuyên môn, Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM biên soạn sách ôn tập, hệ thống lại kiến thức theo đúng chương trình cho học sinh lớp 5 ôn thi tốt nghiệp tiểu học. Ngoài ra, UNICEP cũng góp phần hỗ trợ chuyên môn, giới thiệu các bài tập photocopy cho học sinh ở các khối lớp. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.

“Học sinh là trung tâm” nên có bài tập cho vừa khả năng của học sinh, cá thể hóa để phát huy sáng tạo, phát triển năng lực hoạt động, năng lực tư duy. Từ đó, ngành giáo dục tiểu học TP.HCM xin phép soạn sách bài tập cho các khối lớp để giáo viên sử dụng mà không phải rập khuôn theo câu hỏi của sách giáo khoa. Sách bài tập cũng được các công ty liên kết, nhà xuất bản in ấn, phát hành rộng.

Khi giáo dục bị “thương mại hóa”

Đến khi thay sách với chương trình phổ thông năm 2000, sách bài tập và sách tham khảo bắt đầu tràn lan với mục tiêu đổi mới cá thể hóa người học và với nhiều môn học. Hàng loạt nhà xuất bản tham gia sản xuất các loại sách này. Để cạnh tranh, các công ty sách đã đóng gói trọn bộ sách giáo khoa, bài tập và phân phối đến các trường tiểu học.

Sách giáo khoa và niềm tin trong giáo dục - ảnh 2

Đến khi thay sách với chương trình phổ thông năm 2000, sách bài tập và sách tham khảo bắt đầu tràn lan với mục tiêu đổi mới cá thể hóa người học và với nhiều môn học

Từ đổi mới phương pháp dạy học cá thể hóa đã hình thành là thị trường sách vở thiếu hẳn chuyên môn và học thuật, bởi nội dung bài tập gần giống nhau, chỉ thay đổi vài hình ảnh, một số từ ngữ và nhất là tên tác giả gắn nhà quản lý. Lần đổi mới này, tính thương mại nhiều hơn, cạnh tranh về phí phát hành cao hơn.

Sách vở có giấy phép hợp pháp, nhà trường và giáo viên yên tâm sử dụng, vừa không vất vả vừa an toàn. Phụ huynh không phải ra nhà sách, cứ đóng tiền, nhà trường sẽ phân phối, kể cả bao bìa, tập vở. Thị trường ngày càng mạnh mẽ. Lúc này, nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoăn về tính giáo dục bị thương mại hóa, âm ỉ lâu dần thành thành làn sóng. Sóng vỗ tràn bờ. Câu chuyện sách giáo khoa bán kèm sách bài tập vào tận nghị trường Quốc hội.

n

Và thế là, Bộ Giáo dục – Đào tạo cấm nhà trường đóng gói trọn bộ, cấm ép buộc mua sách bài tập, chỉ được giới thiệu cho phụ huynh ra nhà sách tìm mua. Nhiều phụ huynh đầu tắt mặt tối đi làm, giờ phải ra nhà sách tìm mua theo dặn dò giáo viên. “Thảm cảnh” lặp lại, luẩn quẩn không lối ra.

Thay đổi tầm nhìn thay vì cấm

Sách bài tập, cấm được không? Tôi mong muốn Bộ Giáo dục – Đào tạo phải suy xét lại. Thời hiện đại, thế giới đã thay đổi cách dạy cách dùng sách giáo khoa và đang tiến tới ứng dụng công nghệ. Việt Nam cũng cần đổi mới cách dùng sách trong nhà trường, trong lớp học.

Thay vì câu chuyện cấm, cần thay đổi cách nhìn nhận và sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập và rộng hơn là thay đổi tầm nhìn giáo dục.

Thư viện trường có thể cho học sinh mượn sách để học, không cần mua. Giáo viên được đào tạo ở bậc đại học phải khác với giáo viên cách đây nhiều chục năm. Thầy cô có thể soạn câu hỏi, bài tập theo sách giáo khoa, học sinh chép vào vở để làm. Đó cũng là cách rèn luyện chữ nghĩa, cách trình bày khoa học và thẩm mỹ. Sách tham khảo chỉ được giới thiệu để phụ huynh, học sinh mua hay đến thư viện trau dồi, rèn luyện.

Sách giáo khoa và niềm tin trong giáo dục - ảnh 3

Việt Nam cũng cần đổi mới cách dùng sách trong nhà trường, trong lớp học

Bộ Giáo dục – Đào tạo nên có hướng dẫn để mỗi thầy cô có trách nhiệm với lớp học, với mỗi học sinh của mình. Giáo viên phải nắm chắc chương trình và mục tiêu của khối lớp mình giảng dạy, hiểu tường tận hoàn cảnh, cuộc sống và tâm lý, trình độ từng học sinh. Đó là cơ sở để thầy cô soạn câu hỏi, bài tập cho học sinh chiếm lĩnh nội dung bài học.

Nhà giáo dục phải là người có tầm nhìn, có hướng phát triển trước thời đại nhiều năm, thậm chí vài chục năm . Lịch sử giáo dục thế giới cho thấy sự thành công khi có tầm nhìn dài hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore.

Hơn hết, các cấp quản lý phải hiểu, tin giáo viên – những người có trình độ, khả năng dạy học – có thể giúp từng em học tốt, học giỏi. Giáo dục mà để mất niềm tin thì không còn là giáo dục.



[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: