Chia sẻ ngay:

[ad_1]

Quang cảnh Bến Nhà Rồng, quận 4, TP.HCM nhìn từ trên cao – Ảnh: T.T.D.

Bắt đầu từ câu chuyện ở Bến Nhà Rồng.

* Bạn đọc Nguyễn Minh Hải (quận 1, TP.HCM)

Mong đến Bến Nhà Rồng bằng đường thủy

Tôi sinh ra và lớn lên ở TP.HCM. Cụm di tích Bến Nhà Rồng nằm ngay bên sông Sài Gòn là nơi tôi được nghe kể và đến tham quan từ nhỏ. Những hình ảnh “trên bến dưới thuyền” một thời là ký ức không bao giờ quên. 

Tôi thường xuyên đưa con cháu đến tham quan, học và hiểu về nơi này để hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của nơi đây. Trẻ con thích thú với câu chuyện tại bến cảng này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911.

Giờ có vẻ như Bến Nhà Rồng ngày càng vắng khách tham quan, đường đến đây không thuận tiện như trước. Nhà tôi ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), đi xe máy sang Bến Nhà Rồng (quận 4) phải mất hơn 20 phút. Dù đoạn đường đi khá gần nhưng vì bến nằm ở chân cầu Khánh Hội nên chúng tôi phải đi đường vòng. Hai ông cháu đi qua đường Tôn Đức Thắng để lên cầu Khánh Hội, rồi vòng ngược lại đường Nguyễn Tất Thành mới vào được cổng khu di tích này.

Trục đường Nguyễn Tất Thành thì thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm. Đường hẹp, lượng xe đổ dồn quá đông khiến xe cộ chen chúc mệt mỏi. Người đi ô tô muốn đến đây tham quan còn vất vả hơn bởi đường sá hẹp.

Đến nơi, ngó ra sông, tôi nghĩ gọi là Bến Nhà Rồng nhưng lại không có bến để tàu thuyền ghé vào? Đường thủy không thể tiếp cận điểm tham quan rất có ý nghĩa đặc biệt này, hành khách đi tàu chỉ có thể từ xa nhìn ngắm khu di tích.

Cách đó không xa, khu vực Bến Bạch Đằng đã được tôn tạo, xây dựng và có kết nối giao thông đường bộ, đường thủy nên trở thành điểm tham quan hút du khách và người thành phố. Tôi cảm thấy rất tiếc khi chúng ta chưa thể khai thác hết tiềm năng, giá trị từ vị trí của Bến Nhà Rồng nói riêng, du lịch đường thủy trên sông Sài Gòn nói chung.

Thành phố nên có những chính sách phù hợp, khuyến khích đầu tư các bến thủy. Tôi ví dụ, nếu hình thành bến thủy ở Bến Nhà Rồng, kết nối vào những địa danh, tour du lịch khác sẽ tạo nên nét thú vị đặc biệt riêng góp phần gìn giữ nét độc đáo “trên bến dưới thuyền” của sông Sài Gòn.

Đến Bến Nhà Rồng bây giờ, đi đường bộ hơi lòng vòng bất tiện chút nhưng sẽ thú vị biết bao nhiêu nếu mọi người có thể ghé đến thăm nơi này bằng đường sông! Bến Nhà Rồng có xa mấy đâu so với Bến Bạch Đằng và buýt sông? Càng không xa trong tâm tưởng bao người Việt Nam muốn đến thăm nơi này. Tôi tin là du khách cũng vậy, nếu có dịch vụ tổ chức đưa du khách tới đây bằng đường thủy. Nên có bến thủy tại điểm đến này.

* Ông Nguyễn Kim Toản (giám đốc Công ty Thường Nhật):

Chờ mở nút thắt

Bến Nhà Rồng rất đẹp, mang giá trị lịch sử và vị trí đắc địa ngay đầu sông Sài Gòn. Nếu có một bến thủy ở đây thì sẽ tạo sự kết nối, du khách có nhiều cảm xúc khi đi tour trên sông, tăng tính thú vị cho điểm đến. Theo tôi, thành phố nhất định phải có chính sách kết nối giao thông thủy, du lịch thủy để nâng tầm những giá trị sông nước mà chúng ta đang có.

Ở một số nước như Singapore, họ tổ chức city tour đường thủy ngay trong lòng thành phố. TP.HCM có tiềm năng to lớn, nếu khai thác thì sẽ rất hiệu quả. Vậy vì sao chưa thể khai thác hết tiềm năng Bến Nhà Rồng và du lịch đường thủy? Là do vắng bóng bến thủy nội địa.

Về việc đầu tư bến thủy nội địa, có thể tính toán cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng, khai thác và bảo tồn trong sự quản lý của cơ quan chức năng. Nếu được UBND TP chấp thuận, công ty chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng mới bến thủy nội địa tại Bến Nhà Rồng.

Chúng tôi mong muốn đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình kết nối Bến Bạch Đằng sang Bến Nhà Rồng, tạo ra một sản phẩm du lịch đường thủy đặc sắc. Đồng thời góp phần tái hiện bức tranh du lịch “trên bến, dưới thuyền” hiện đại và hấp dẫn hơn tại một vùng cảnh quan vốn đã từng là như thế.

* Ông Nguyễn Minh Mẫn (giám đốc truyền thông – marketing TST Tourist):

Bến thủy phục vụ dân sinh và du lịch

Chúng tôi đang khai thác tour du thuyền, du lịch đường sông và nhận thấy có nhiều nút thắt khiến cho các sản phẩm du lịch đường sông của thành phố chơi vơi.

Như với tour du thuyền, chi phí tour khá cao nhưng thực tế số khách tăng lên theo thời gian bởi trải nghiệm thú vị với hành trình hơn hai giờ đồng hồ trên sông Sài Gòn đủ để du khách cảm nhận hai vẻ đẹp ngày và ban đêm của thành phố dòng sông. Nhưng nhiều du khách hụt hẫng khi cầu Thủ Thiêm 2 vẫn tối.

Khai thác du lịch cũng phải tính chuyện đầu tư chỉnh trang đô thị, cảnh quan hai bên bờ sông. Theo quy hoạch, có 12 bến thủy nhưng hiện chỉ mới có năm bến được khai thác. Cần sớm đẩy mạnh đầu tư mở rộng để đưa thêm những tuyến mới, bến mới. Nếu cần thì kêu gọi đầu tư, xã hội hóa…

* Ông Phan Xuân Anh (tổng giám đốc Công ty Du ngoạn Việt):

Đừng làm khó nhau bằng các quy định

Sông Sài Gòn rất đẹp, cảnh hai bên bờ rất nên thơ, nhưng không có bến thì làm sao người ta du lịch đường thủy được?

Tài nguyên có sẵn, nhưng thiếu sự khuyến khích nên không ai làm. TP cần quan tâm và khuyến khích đầu tư vào các sản phẩm du lịch đường sông nhiều hơn, không thể bỏ qua cơ hội phát triển nguồn tài nguyên này.

Xây dựng bến thì phải có nơi cho khách nghỉ chân, thư giãn nhưng quy định hiện nay không cho phép buôn bán ăn uống giải khát tại bến, không có nơi gửi xe… Chúng ta có rất nhiều bến nhưng không thể khai thác kinh doanh được do điều kiện vận hành hiện còn nhiều thách thức.

[ad_2]

Source link

Chia sẻ ngay: